Skip to main content
Trang chủ
  • Da của bé yêu
    • Da em bé
      • Chăm sóc đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị hăm
      • Xử lý hăm cho bé và ngăn ngừa hăm da tái phát
      • Những điều cần biết về kích ứng da trẻ sơ sinh
      • Trẻ mọc răng có bị hăm da không?
      • Các loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách chăm sóc
      • Trẻ bị chàm sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giúp hỗ trợ phòng ngừa
      • Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì_ Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
      • Mách mẹ cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh phòng tránh bé bị hăm tã
      • Nguyên nhân gây nên bệnh chàm eczema ở trẻ em và cách phòng ngừa
  • Thấu hiểu làn da
    • Da sẹo
      • Ngăn vết mổ thành sẹo sau sinh có khó không
      • Nguyên nhân gây ra sẹo và các loại sẹo phổ biến
      • Sẹo phì đại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
      • 4 loại sẹo mụn thường gặp và cách phòng ngừa
      • Mẹo trị bỏng đơn giản tại nhà
      • Người bị bỏng kiêng ăn gì để không bị sẹo?
      • Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn
      • Sẹo mụn là gì_ Nguyên nhân hình thành và cách khắc phục triệt để
      • Sẹo mổ sau sinh và những điều cần biết
    • Thấu hiểu làn da
      • 8 Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở bé ĐƠN GIẢN mẹ nên chú ý
      • 9 tiêu chí vàng khi chọn kem làm lành hăm tã cho bé
      • Bệnh chàm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
      • Bệnh viêm da tiết bã, cách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh tái phát
      • Cấu trúc và vai trò của da
      • Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
      • Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ da
      • Mẹo chăm sóc giúp bé tránh xa hăm tã
      • Phương pháp dưỡng ẩm an toàn cho các loại da
      • Phân biệt viêm da cơ địa và hăm tã ở trẻ
      • Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
      • Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã
  • Sản phẩm
    • Chăm sóc da chàm, da khô và nhạy cảm
      • Bepanthen Itch Relief Cream
      • Bepanthen SensiDaily
    • Chăm sóc vết thương
      • Bepanthen Anti-Scar Gel
    • Mẹ và bé
      • Bepanthen Balm
  • Góc cha mẹ
    • Sẵn sàng đón bé
      • Cách chăm sóc trẻ trong 3 tháng đầu đời
      • Chuyến du lịch đầu tiên: Cần chuẩn bị gì để bảo vệ cho da bé?
      • Chuẩn bị đi sinh: 10 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết
      • Những điều cần làm để chuẩn bị cho bé chào đời
      • Ý nghĩa của tên An Nhiên
      • Con gái tên Trang và mong muốn của cha mẹ: Ý nghĩa tên Trang là gì?
      • Đặt tên hay cho bé: Ý nghĩa tên Thiên Ân
      • Tên Lan có ý nghĩa gì? Cách đặt tên đệm cho tên Lan hay nhất
      • Gợi ý đặt tên con: Ý nghĩa tên Thúy
      • Tên Linh có ý nghĩa gì? Gợi ý những tên Linh hay
    • Lần đầu bên con
      • Khởi đầu ngày mới với kem bôi hăm da cho trẻ
      • Gợi ý quà mừng "thiên thần nhỏ" chào đời
    • Hành trình chăm trẻ
      • Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn nhất
      • Phải làm sao khi trẻ quấy khóc thường xuyên?
      • 5 cách bảo vệ trẻ nhỏ: Đừng quên chăm sóc làn da bé
      • Trẻ sốt mọc răng: Mẹ phải làm gì đây?
    • Mách mẹ cách giúp bé ngủ ngon khi bị hăm tã
  • Câu hỏi thường gặp
  • Mua hàng
Bayer Cross Logo
  1. Trang chủ
  2. Thấu hiểu làn da
  3. Da sẹo
  4. Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn

Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn

Mụn là gì?

Khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, vi khuẩn, tế bào da chết và bụi bẩn sẽ gây ra mụn. Mụn trứng cá rất phổ biến, nó thường liên quan đến sự biến động nội tiết tố trong tuổi thiếu niên của bạn, nhưng người lớn cũng có thể bị mụn trứng cá.

Mặc dù mụn không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, nhưng nó có thể gây ra đau đớn, mất thẩm mỹ khi bị mụn nặng. Theo thời gian có thể gây ra sẹo mụn.

Nguồn: Types of Acne and How to Treat Them. Trích xuất từ: https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/types-of-acne

Phân biệt các loại mụn

Image

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen được hình thành khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn và tế bào chết của da. Phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn mở, mặc dù phần còn lại của nó bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến màu đen đặc trùn của đầu mụn được nhìn thấy trên bề mặt da.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi sợi bã nhờn và tế bào chết của da. Nó không giống với mụn đầu đen, phần trên cùng của lỗ chân lông đóng lại. Mụn đầu trắng trông giống như một vết sưng đỏ nhô ra khỏi da.

Mụn viêm

Tình trạng mụn đỏ và sưng tấy được gọi là mụn viêm. Mặc dù bã nhờn và tế bào chết góp phần gây ra mụn viêm nhưng vi khuẩn cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong việc làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng sâu bên dưới bề mặt da. Điều này có thể dẫn đến những nốt mụn sưng tấy và khó loại bỏ.

Mụn mủ

Mụn mủ được hình thành khi các bức tường xung quanh lỗ chân lông bị vỡ. Không giống như sẩn, mụn mủ chứa đầy mủ. Những vết sưng đỏ này xuất hiện trên da thường có đầu màu vàng hoặc trắng trên đỉnh.

Nốt sần

Nốt sần xuất hiện và phát triển lớn hơn khi các lỗ chân lông bị tắc, sưng tấy, kích ứng. Khác với mụn mủ, nốt sần nằm sâu bên trong dưới da.

Mụn nang

U nang có thể phát triển khi các lỗ chân lông bị tắc do sự kết hợp của vi khuẩn, bã nhờn và tế bào da chết. Các vết tắc xảy ra sâu bên trong da và nằm sâu bên dưới bề mặt da hơn các nốt sần.

Mụn nang lớn có màu đỏ hoặc màu trắng thường gây đau khi chạm vào. Loại mụn này là dạng mụn lớn nhất cà sự hình thành của chúng thường là do nhiễm trùng nặng. Loại mụn này thường dễ để lại sẹo nhất.

Mụn thịt

Các nốt u nhú xảy ra khi các lớp bảo vệ xung quanh lỗ chân lông của bạn bị phá vỡ do viêm nhiễm quan trọng. Chính vì lý do này mà dẫn đến việc các lỗ chân lông cứng, bị tắc và có cảm giác mềm khi chạm vào. Vùng da xung quanh các lỗ chân lông này thường có màu hồng.

Nguồn: Everything You Want to Know About Acne.Trích xuất từ: https://www.healthline.com/health/skin/acne

Cách chăm sóc da mặt khi bị các loại mụn

Tình trạng các loại mụn trên mặt ngày càng nghiêm trọng có thể do cách bạn chăm sóc da hàng ngày của bạn không tốt. Dưới đây là những thói quen chăm sóc da mụn mà các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên áp dụng để cải thiện tình trạng mụn trên da mặt của bạn:

  • Rửa mặt hai lần một ngày hoặc sau khi ra mồ hôi. Khi chúng ta đội mũ hoặc đội mũ bảo hiểm dẫn đến việc đổ mồ hôi, điều này có thể làm tình trạng mụn trên mặt nặng hơn. Vì thế hãy rửa mặt thật sạch sau khi đổ mồ hôi.
  • Hãy thật nhẹ nhàng với làn da bị mụn. Sử dụng các đầu ngón tay của bạn để làm sạch da cũng như thoa các loại mỹ phẩm. Tránh sử dụng khăn lau, miếng bọt biển hoặc các dụng cụ gây kích ứng da.
  • Hạn chế tẩy tế bào chết bằng phương pháp vật lý. Chà xát da mặt có thể khiến tình trạng các loại mụn của bạn trở nên tồi tệ hơn.
  • Sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng với làn da của bạn. Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa cồn.
  • Hãy sử dụng nước ấm để rửa mặt.
  • Gội đầu thường xuyên. Gội đầu sẽ loại bỏ dầu trên tóc điều này làm hạn chế khả năng dầu trên tóc dính vào da mặt và gây nên mụn.
  • Không sờ tay lên mặt. Chạm tay vào da mặt có thể làm cho vi khuẩn trên tay dính vào da mặt gây ra mụn.
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da mặt. Ánh nắng làm hỏng da của bạn. Ngoài ra khi sử dụng các loại thuốc trị mụn bạn nên tránh các tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời và ánh sáng từ các thiết bị điện tử.
  • Gặp và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Bác sĩ da liễu sẽ giúp tình trạng các loại mụn của bạn dứt điểm, ngăn ngừa mụn mới và làm giảm nguy cơ hình thành sẹo. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu bạn đang có thắc mắc hoặc lo lắng về tình trạng da của bạn.

Nguồn: ACNE: TIPS FOR MANAGING. Trích dẫn từ: https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/tips

Cách khắc phục tình trạng sẹo mụn do các loại mụn để lại?

Mụn làm cho bề mặt da của bạn sần sùi làm tăng sắc tố gây ra không đều màu da. Đối với các loại mụn không viêm sẽ không gây đau, nhưng đối với các loại mụn viêm, mụn nang sẽ gây sưng tấy bề mặt da và gây ra cảm giác đau đớn.

Mụn có thể gây ra sẹo hoặc sự thay đổi màu da của bạn gây nên sự mất thẩm mỹ. Hãy tránh việc nặn mụn do nó có thể làm tăng khả năng bị sẹo. Sẹo do mụn để lại có thể là sẹo lõm hoặc sẹo lồi (phì đại).

 

Với các vết sẹo lõm, bạn có thể đến gặp các bác sĩ da liễu để khắc phục bằng cách tiến hành các phương pháp laser, phẫu thuật nhỏ trên da, lột da bằng hóa chất và chất làm đầy.

Đối với các vết sẹo lồi (phì đại) sử dụng các các sản phẩm trị sẹo để làm giảm tình trạng sẹo mụn là một phương pháp an toàn cho da của bạn. Khi các loại mụn đã được xử lý và vết thương đã lành, bạn sử dụng gel trị sẹo mụn như Bepanthen Anti-Scar và một số sản phẩm trị sẹo tương tự.

Gel trị sẹo Bepanthen Anti-Scar là sản phẩm đến từ nhãn hiệu chăm sóc da không kê đơn bán chạy số 1 thế giới (Theo dữ liệu DB6, thị trường Chăm sóc sức khỏe toàn cầu năm 2020 của tổ chức Nicholas Hall), Bepanthen Anti-scar Gel sẽ giúp ngăn ngừa hình thành sẹo mụn, sẹo đỏ, sẹo lồi (sẹo phì đại).

Kết luận

Qua bài viết trên mong rằng các bạn đã phân biệt được các loại mụn và nguyên nhân hình thành nên nó. Mụn tuy chỉ là tình trạng phổ biến thường gặp nhưng nó có thể gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến tâm lý trầm trọng. Vì vậy hãy hiểu rõ chúng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

CH-20220505-11

Bài viết liên quan

Sẹo mụn là gì? Nguyên nhân hình thành và cách khắc phục triệt để

Sẹo mụn là gì? Nguyên nhân hình thành và cách khắc phục triệt để

Như cái tên của nó, sẹo mụn là sẹo xuất hiện trên bề mặt da sau một thời gian nổi mụn.

Tìm hiểu thêm
4 loại sẹo mụn thường gặp và cách phòng ngừa

4 loại sẹo mụn thường gặp và cách phòng ngừa

Sẹo mụn (sẹo gây ra do mụn) có 2 loại chính: sẹo do bị mất mô (các tế bào) hay còn gọi là sẹo lõm; sẹo do bị thừa mô hay còn gọi là sẹo phì đại, sẹo lồi. 

Tìm hiểu thêm
Sẹo mổ sau sinh và những điều cần biết

Sẹo mổ sau sinh và những điều cần biết

Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên sau mỗi lần sinh nở, vết mổ đẻ khiến nhiều chị em tự ti vì dễ để lại sẹo to, gây mất thẩm mỹ. 

Tìm hiểu thêm
Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn

Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn

Khi lỗ chân lông bị bít tắc bởi dầu thừa, vi khuẩn, tế bào da chết và bụi bẩn sẽ gây ra mụn. 

Tìm hiểu thêm
Mẹo trị bỏng đơn giản tại nhà

Mẹo trị bỏng đơn giản tại nhà

Dù nặng hay nhẹ thì các vết bỏng phải được điều trị sớm và đúng cách để ngăn hình thành sẹo.

Tìm hiểu thêm
Ngăn vết mổ thành sẹo sau sinh có khó không ?

Ngăn vết mổ thành sẹo sau sinh có khó không ?

Làm mẹ là hành trình thiêng liêng nhất đối với mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ thường đi kèm nỗi lo lắng về vết sẹo mổ sau sinh. 

Tìm hiểu thêm

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Floating-logo

 

floating1
Bepanthen Footer Logo
  • Trang chủ
  • Thẩu hiểu làn da
  • Da của bé yêu
  • Sản phẩm
  • Góc cha mẹ

© 2020 Toàn bộ bản quyền thuộc Bayer. Mọi quyền được bảo lưu trừ khi có chỉ định khác. Tất cả các nhãn hiệu thương mại đều thuộc sở hữu của Bayer và các chi nhánh của Bayer hoặc được sử dụng theo giấy phép.

SỬ DỤNG SẢN PHẨM THEO CHỈ DẪN.

  • Liên hệ
  • Sơ đồ trang
  • Bayer Consumer Health
  • Bayer Global
  • Tuyên bố về Quyền riêng tư
  • Điều khoản sử dụng
  • Dữ liệu xuất bản
  • CH-20221215-22

For Healthcare Professionals Only

The information on this site is intended for healthcare professionals in the United States and is not intended for the general public.

I am a Healthcare Professional

I am not a Healthcare Professional