Trẻ sốt mọc răng: Mẹ phải làm gì đây?
Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Trong lúc mọc răng, trẻ thường quấy khóc, khó chịu. Vậy dấu hiệu trẻ mọc răng là gì và làm sao để chăm sóc trẻ trong giai đoạn này?
Trẻ mọc răng khi nào?
Thông thường, trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn từ 6-8 tháng tuổi. Một số trẻ đã mọc răng từ 3-4 tháng tuổi và thậm chí có trường hợp trẻ dù đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa có chiếc răng nào.
Khi bước sang 2 tuổi, trẻ sẽ có 20 chiếc răng. Tuy nhiên, sau 3 tuổi mà bé vẫn chưa có đủ răng thì ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhé!
Dấu hiệu trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng thường hay quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ vào ban đêm do chỗ mọc răng bị sưng đau.
Một số trẻ còn thậm chí bị sốt do nướu sưng căng khiến nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường một chút, nhưng không cao hơn 38 độ C.
Trẻ đang mọc răng cũng bị chảy nước dãi nhiều hơn. Nước dãi chảy nhiều dễ khiến vùng da xung quanh miệng và cằm của bé bị nổi mẩn.
Một số trẻ sẽ gặm đồ chơi hoặc cho tay vào miệng thường xuyên để giảm cảm giác ngứa ngáy ở nướu khi bé mọc răng.
Nếu mẹ dùng ngón tay sạch trượt trên nướu của con, mẹ cũng có thể cảm nhận được phần răng nhú nhẹ lên bề mặt.
Tiêu chảy nhẹ, dân gian còn gọi là tướt mọc răng, cũng là một dấu hiệu trẻ mọc răng. Tình trạng tiêu chảy này cũng có thể khiến trẻ dễ dạng bị hăm tã. Do đó, mẹ nên để không mặc tã khi ở nhà để không khí có thể lưu thông trên da bé. Nếu cho bé mặc tã, mẹ nhớ thay tã thường xuyên cho bé nhé! Thường xuyên sử dụng kem chống hăm dạng mỡ cũng là một biện pháp cứu cánh giúp bé chống lại các các vết hăm khó chịu.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng
1. Tạo cho bé cảm giác thoải mái
Mẹ nên tạo sự thoải mái cho bé và ôm ấp bé nhiều nhất có thể. Điều này không chỉ tạo ra sự tương tác cho bé mà việc chơi với bé nhiều cũng khiến bé quên đi cơn đau khi mọc răng!
2. Cho bé bú hoặc ăn theo nhu cầu
Đừng bắt ép trẻ phải ăn hết bữa ăn khi trẻ mọc răng. Mẹ hãy chia bữa của trẻ thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường. Mỗi lần con chỉ cần ăn từng chút ít. Đồ ăn nên được hầm nhừ, mềm nhuyễn, tốt nhất nấu dạng cháo loãng, súp, con chỉ cần nuốt mà không phải nhai. Mẹ cũng có bé nên ăn các món ăn lạnh để làm giảm các vết sưng do mọc răng, điển hình như trái cây, rau củ cắt khúc hoặc xay nhuyễn được làm lạnh.
Nếu trẻ vẫn còn đang bú mẹ, cữ bú nên được chia nhỏ. Nếu trẻ quấy khóc và không muốn bú, mẹ có thể cho bé tạm ngưng và bú sau đó.
Cho con bú trong giai đoạn này có thể khó khăn với nhiều mẹ do bé có thể nghiến, cắn núm vú… gây ra các tổn thương. Có nhiều cách trị nứt đầu vú khi cho bé mọc răng bú:
- Dùng kem bôi hăm 3 tác động để chăm sóc đầu núm vú bị nứt nẻ do cho bé bú. Sản phẩm kem chống hăm dạng mỡ an toàn ngay cả khi bé nuốt phải nên mẹ có thể yên tâm sử dụng.
- Vắt sữa và đút bé bằng thìa. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách đút để bé không bị sặc.
3. Dùng ngón tay để massage nướu cho bé
Chỉ cần dùng ngón tay của bạn xoa nhẹ trên nướu của trẻ cũng sẽ giúp trẻ giảm cơn đau do mọc răng. Đối với trẻ lớn, mẹ có thể dùng 2 thìa dầu dừa và 1 giọt tinh dầu hoa cúc rồi massage nhẹ nhàng vùng nướu để làm giảm đau nhức nướu cho bé. Hoặc thử 1 giọt chiết xuất vani pha loãng để làm dịu cơn đau. Mẹ nhớ vệ sinh tay thật sạch trước khi massage nướu cho bé nhé!
4. Vòng hổ phách cho trẻ đang mọc răng
Vòng cổ bằng hoặc vòng tay hổ phách được xem là phương thuốc cổ xưa và nổi tiếng ở Đông và Tây Âu để làm giảm các dấu hiệu trẻ mọc răng. Chúng hoạt động bằng cách giải phóng những loại dầu tự nhiên (succinate) vào da của người đeo. Những loại dầu này có tác dụng chống viêm và giảm đau, đồng thời có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng mọc răng như má đỏ, sưng nướu và phát ban, cũng như giảm đau, chống sốt và có tác dụng làm dịu.
5. Đồ chơi khi mọc răng.
Cha mẹ có thể giúp giảm đau cho trẻ bằng cách cho con gặm những đồ chơi được thiết kế riêng cho trẻ mọc răng. Bạn hãy đặc biệt lưu ý lựa chọn những đồ chơi đảm bảo có thành phần an toàn và nhớ vệ sinh đồ chơi cho bé thường xuyên. Ba mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh tay cho bé vì trong giai đoạn này bé thường có thói quen đưa tay vào miệng.