Skip to main content
Trang chủ
  • Da của bé yêu
    • Da em bé
      • Chăm sóc đúng cách cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị hăm
      • Xử lý hăm cho bé và ngăn ngừa hăm da tái phát
      • Những điều cần biết về kích ứng da trẻ sơ sinh
      • Trẻ mọc răng có bị hăm da không?
      • Các loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách chăm sóc
      • Trẻ bị chàm sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giúp hỗ trợ phòng ngừa
      • Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì_ Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
      • Mách mẹ cách chọn bỉm cho trẻ sơ sinh phòng tránh bé bị hăm tã
      • Nguyên nhân gây nên bệnh chàm eczema ở trẻ em và cách phòng ngừa
  • Thấu hiểu làn da
    • Da sẹo
      • Ngăn vết mổ thành sẹo sau sinh có khó không
      • Nguyên nhân gây ra sẹo và các loại sẹo phổ biến
      • Sẹo phì đại là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
      • 4 loại sẹo mụn thường gặp và cách phòng ngừa
      • Mẹo trị bỏng đơn giản tại nhà
      • Người bị bỏng kiêng ăn gì để không bị sẹo?
      • Phân biệt các loại mụn và biện pháp khắc phục tình trạng sau mụn
      • Sẹo mụn là gì_ Nguyên nhân hình thành và cách khắc phục triệt để
      • Sẹo mổ sau sinh và những điều cần biết
    • Thấu hiểu làn da
      • 8 Dấu hiệu nhận biết hăm tã ở bé ĐƠN GIẢN mẹ nên chú ý
      • 9 tiêu chí vàng khi chọn kem làm lành hăm tã cho bé
      • Bệnh chàm da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
      • Bệnh viêm da tiết bã, cách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh tái phát
      • Cấu trúc và vai trò của da
      • Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
      • Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách bảo vệ da
      • Mẹo chăm sóc giúp bé tránh xa hăm tã
      • Phương pháp dưỡng ẩm an toàn cho các loại da
      • Phân biệt viêm da cơ địa và hăm tã ở trẻ
      • Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
      • Bí quyết chăm sóc da nhạy cảm của trẻ bị hăm tã
  • Sản phẩm
    • Chăm sóc da chàm, da khô và nhạy cảm
      • Bepanthen Itch Relief Cream
      • Bepanthen SensiDaily
    • Chăm sóc vết thương
      • Bepanthen Anti-Scar Gel
    • Mẹ và bé
      • Bepanthen Balm
  • Góc cha mẹ
    • Sẵn sàng đón bé
      • Cách chăm sóc trẻ trong 3 tháng đầu đời
      • Chuyến du lịch đầu tiên: Cần chuẩn bị gì để bảo vệ cho da bé?
      • Chuẩn bị đi sinh: 10 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết
      • Những điều cần làm để chuẩn bị cho bé chào đời
      • Ý nghĩa của tên An Nhiên
      • Con gái tên Trang và mong muốn của cha mẹ: Ý nghĩa tên Trang là gì?
      • Đặt tên hay cho bé: Ý nghĩa tên Thiên Ân
      • Tên Lan có ý nghĩa gì? Cách đặt tên đệm cho tên Lan hay nhất
      • Gợi ý đặt tên con: Ý nghĩa tên Thúy
      • Tên Linh có ý nghĩa gì? Gợi ý những tên Linh hay
    • Lần đầu bên con
      • Khởi đầu ngày mới với kem bôi hăm da cho trẻ
      • Gợi ý quà mừng "thiên thần nhỏ" chào đời
    • Hành trình chăm trẻ
      • Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn nhất
      • Phải làm sao khi trẻ quấy khóc thường xuyên?
      • 5 cách bảo vệ trẻ nhỏ: Đừng quên chăm sóc làn da bé
      • Trẻ sốt mọc răng: Mẹ phải làm gì đây?
    • Mách mẹ cách giúp bé ngủ ngon khi bị hăm tã
  • Câu hỏi thường gặp
  • Mua hàng
Bayer Cross Logo
  1. Trang chủ
  2. Góc cha mẹ
  3. Hành trình chăm trẻ
  4. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn nhất

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn nhất

Tắm là động tác massage, xoa bóp cho da trẻ được sạch sẽ, đồng thời kích hoạt sự lưu thông máu trong cơ thể; có lợi cho nhịp tim, hô hấp và tiêu hoá của trẻ. Tắm cho trẻ sơ sinh là khoảnh khắc bố mẹ có thể trao yêu thương cho bé. Tuy nhiên quá trình tắm không hề đơn giản, trơn trượt, nếu như bé không hợp tác và cựa quậy nhiều sẽ gây ra vài khó khăn. Do đó, bố mẹ cần nằm lòng cách tắm cho bé sơ sinh cơ bản này trước khi bắt đầu thực hiện nhé.

Nên tắm cho trẻ sơ sinh mấy lần một tuần?

Ở độ tuổi này, bé thường không bị bẩn, trong khi tắm lại dẫn tới hiện tượng khô da. Vì vậy đối với bé sơ sinh thì chỉ cần tắm cho bé 2 - 3 lần/tuần là đủ, tất nhiên mẹ phải đảm bảo là vệ sinh tốt những khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân, khe, nếp gấp của da, vệ sinh bộ phận sinh dục,... Tuy nhiên, nước là môi trường quen thuộc với bé từ khi nằm trong bụng mẹ, việc duy trì sẽ tốt cho sự phát triển tự nhiên của bé. Vì vậy, mẹ nên tắm cho bé hàng ngày.

Thời điểm tắm cho trẻ sơ sinh

Bạn nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp, tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Vì lúc này trời còn sáng, không khí sẽ ấm hơn, không lo bé bị lạnh khi ngâm vào nước. Mẹ cũng đừng tắm cho bé quá lâu nhé, thời gian tắm chỉ nên từ 4 – 5 phút đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Những lúc sáng sớm, chiều muộn hoặc giữa trưa không phải thời điểm thích hợp để tắm cho bé đâu. Thông thường, sau khi tắm xong, bé sẽ đói, ăn sẽ ngon miệng và ngủ sâu hơn. Vì vậy mẹ nên hình thành thời gian biểu mỗi ngày: tắm - bé bú mẹ - ngủ.

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách

1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

  • Chuẩn bị cho trẻ: 2 thau tắm, khăn tắm sạch, dầu gội, sữa tắm, nước ấm, tã giấy, kem chống hăm, quần áo, bông cồn 70 độ, dầu tràm, bao tay, bao chân.
  • Chuẩn bị cho trẻ: massage toàn thân cho bé, trò chuyện với bé rồi quấn khăn bông chờ tắm.
  • Chuẩn bị nơi tắm: Phòng tắm cho bé phải kín gió, tắt quạt, không để điều hòa ở nhiệt độ thấp…

2. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

  • Đặt bé lên một mặt phẳng, cởi hết quần áo, tã giấy.
  • Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt thau tắm.
  • Bạn ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô xoa lên đầu làm ướt tóc con, xoa dầu gội. Sau đó, dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con.
  • Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai.
  • Từ từ thả con vào chậu tắm, từ chân đến mông rồi lưng để bé kịp cảm nhận, thích nghi. Dùng khăn lau sạch các bộ phận theo trình tự cổ, nách, tay, ngực, bụng, lưng, mông, chân, cuối cùng là bộ phận sinh dục và hậu môn (có thể dùng thêm sữa tắm).
  • Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữa.
  • Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

3. Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tắm

  • Sau khi tắm cho trẻ sơ sinh, mẹ quấn bé vào chiếc khăn to và thấm khô người bé từ đầu xuống chân kể cả bộ phận sinh dục. Đối với bé gái thì mẹ nên lau từ trước ra sau để tránh tình trạng vùng kín bị nhiễm khuẩn.
  • Chăm sóc mắt: Dùng miếng gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội rửa sạch mắt. Lau từ khoé mắt ra đuôi mắt ngoài, dùng một miếng gạc riêng cho mỗi bên hoặc đổi đầu khăn xô, không được dùng chung 2 mắt một vị trí khăn.
  • Vệ sinh xung quanh cuống rốn bằng bông cồn 70 độ.
  • Bôi kem chống hăm tã vào mông và vùng xung quanh bộ phận sinh dục của bé. Đây là thời điểm da bé rất nhạy cảm và dễ bị hăm. Mẹ nên tìm các sản phẩm có thành phần an toàn, không kháng sinh, không chất sát khuẩn, không hương liệu. Đặc biệt, mẹ nên chọn sản phẩm có chứa pro-vitamin B5 giúp dưỡng ẩm cho da bé và hay các chất. Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu về các thành phần bảo vệ và ngừa kích ứng da cho bé mẹ nhé.
  • Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn.
  • Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân vào cho con. Ôm con vào lòng để con được ấm áp.

Trong quá trình tắm, bé sẽ có thể nghe những lời yêu thương dỗ dành, từ đó cảm nhận được tình cảm của bố mẹ. Hi vọng qua bài viết này các mẹ đã nằm lòng cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn nhé.

CH-20220826-18

Image

Bài viết liên quan

Phải làm sao khi trẻ quấy khóc thường xuyên?

Phải làm sao khi trẻ quấy khóc thường xuyên?

Trẻ sơ sinh quấy khóc là vấn đề rất thường gặp, và việc này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Tìm hiểu thêm
Trẻ sốt mọc răng: Mẹ phải làm gì đây?

Trẻ sốt mọc răng: Mẹ phải làm gì đây?

Mọc răng là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ. Trong lúc mọc răng, trẻ thường quấy khóc, khó chịu.

Tìm hiểu thêm
5 cách bảo vệ trẻ nhỏ: Đừng quên chăm sóc làn da bé

5 cách bảo vệ trẻ nhỏ: Đừng quên chăm sóc làn da bé

Con cái chính là tài sản quý giá nhất của ba mẹ. Con lớn khôn khỏe mạnh là mong ước của mỗi gia đình.

Tìm hiểu thêm

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

Floating-logo

 

floating1
Bepanthen Footer Logo
  • Trang chủ
  • Thẩu hiểu làn da
  • Da của bé yêu
  • Sản phẩm
  • Góc cha mẹ

© 2020 Toàn bộ bản quyền thuộc Bayer. Mọi quyền được bảo lưu trừ khi có chỉ định khác. Tất cả các nhãn hiệu thương mại đều thuộc sở hữu của Bayer và các chi nhánh của Bayer hoặc được sử dụng theo giấy phép.

SỬ DỤNG SẢN PHẨM THEO CHỈ DẪN.

  • Liên hệ
  • Sơ đồ trang
  • Bayer Consumer Health
  • Bayer Global
  • Tuyên bố về Quyền riêng tư
  • Điều khoản sử dụng
  • Dữ liệu xuất bản
  • CH-20221215-22

For Healthcare Professionals Only

The information on this site is intended for healthcare professionals in the United States and is not intended for the general public.

I am a Healthcare Professional

I am not a Healthcare Professional